Bóng Đá Ý

Kết hòa thành màu quốc kỳKhông phải đế oto đệ nhất kiêu ngạo

【oto đệ nhất kiêu ngạo】Hình ảnh cộng đồng quốc gia của Văn Cao

Kết hòa thành màu quốc kỳ

Không phải đến thời điểm 1949 - 1950,ìnhảnhcộngđồngquốcgiacủaVăoto đệ nhất kiêu ngạo khi các bài hát của Văn Cao mang đậm yếu tố tuyên truyền so với trước, phức cảm hội tụ mới xuất hiện. Song song với những cuộc lên đường, ca từ các bài hát hành khúc giai đoạn trước cách mạng của ông đều nói đến tập hợp lực lượng và đề cao tính đoàn kết của một tập thể.

Hình ảnh cộng đồng quốc gia của Văn Cao   - Ảnh 1.

Nhạc sĩ Văn Cao

GĐCC

Đó là tráng đoàn hướng đạo với những "Anh em khá cầm tay, mau đến cùng nhau hát nhé" (Anh em khá cầm tay) và "Cùng nhau chung hết lòng… Anh em ta hò dô gây sức hùng Bạch Đằng giang" (Hò kéo gỗ Bạch Đằng Giang, 1940). Đó cũng là đám đông tầm vóc quốc gia: "Cùng thăm nơi xưa ai là người không bái sùng… Ngày ngàn quân Thanh chết, dưới toán quân Việt Nam… máu đào đồng bào kết hòa thành màu quốc kỳ" (Gò Đống Đa, 1942); "Dân chí sống yên vui chờ gió mới bay về, gần xa hò hét: Thăng Long! Thăng Long! Thăng Long thành!" (Thăng Long hành khúc ca, 1943)...

Tính chất hội tụ làm nên một "cộng đồng được tưởng tượng", theo thuật ngữ của Benedict Anderson (1983), một ý niệm về quốc gia dân tộc rõ rệt thông qua sức ảnh hưởng của phong trào bài hát thanh niên - lịch sử cùng nhiều hoạt động của các nhóm phái thanh niên khắp Đông Dương. Trong đó, Văn Cao là một nhân tố nổi lên cùng cao trào cách mạng, với "đoàn quân Việt Nam đi, chung lòng cứu quốc" (Tiến quân ca) và "nước Nam đang chờ mong tay người, hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời" (Chiến sĩ Việt Nam).

Nhưng không chỉ dừng lại ở ý niệm cộng đồng quốc gia, tư duy về khối hiệp đồng của Văn Cao mở rộng trong một khung cảnh rộng hơn. Trước khi Văn Cao được những người cán bộ Việt Minh tiếp xúc để giao nhiệm vụ viết bài hát "cho quân đội cách mạng của chúng ta" như lời Vũ Quý vào năm 1944, ý niệm về một thế giới đại đồng đã có mặt trong các hoạt động hướng đạo hay các diễn ngôn về thanh niên cuối thập niên 1930. Đó cũng là thời kỳ các khái niệm Mác-xít được lan truyền tương đối công khai trong không khí báo chí của thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Bài hát cho lực lượng công nhân - Công nhân Việt Nam(1945) của Văn Cao phản ánh thông điệp của Quốc tế Cộng sản khi phóng chiếu tinh thần một đất nước lên phạm vi thế giới. Bài hát có đoạn: "Ngoài kia công nhân ơi/Cố vời bầy con đoàn kết… Công nhân Việt Nam tiến tới/Cùng sống tập đoàn toàn thế giới công khai".

"Bến xuân" hội tụ

Ý niệm mùa xuân nở hoa cũng trở thành một phép ẩn dụ cho sự đoàn tụ, kể từ "Người về đem tới xuân đời" (Ca ngợi Hồ Chủ tịch); "Chúng ta ươm lại hoa, sắc hương phai ngày xa… những xuân đời mỉm cười vui hát lên" (Tiến về Hà Nội). Trong 2 ca khúc cuối cùng viết sau năm 1975, những cuộc gặp gỡ được diễn tả như đại diện trữ tình cho sự quay lại của Văn Cao sau những thập niên gặp khó khăn do sự kiện Nhân văn giai phẩm (1956 - 1958).

Hình ảnh cộng đồng quốc gia của Văn Cao   - Ảnh 2.

Hai vợ chồng nhạc sĩ Văn Cao

GĐCC

Sự đoàn tụ được diễn tả dường như có tính chất song trùng, từ đoàn tụ hòa bình của dân tộc đến đoàn tụ của chính Văn Cao. Mùa xuân đầu tiên (1976) là cuộc gặp gỡ sau 30 năm chiến tranh của đất nước: "Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về, mùa bình thường mùa vui nay đã về, mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên"; còn Tình ca trung du(1984) là cuộc gặp gỡ với những cung đường kháng chiến thời trai trẻ.

Văn Cao không để lại một gia tài tác phẩm đồ sộ, chỉ có chừng 40 ca khúc và một tập thơ được xuất bản, nhưng dấu ấn tác giả rất rõ nét. Ở góc độ mỹ học của ca từ, Văn Cao vừa là một con người phiêu lưu, vừa là người tìm kiếm sự cân bằng trong mối giao tình với người tri âm, đồng chí và đoàn thể.

Cho dù người tri âm có thể vô tình trong những "mối tình ấp úng" (chữ của Phạm Duy) hay "không dừng chân đến em bẽ bàng" (Buồn tàn thu), "trách ai khinh nghèo quên nhau" (Trương Chi), cho dù mối quan hệ với đồng chí và đoàn thể đem lại những điều khắc nghiệt cho đời sống: "Người anh dẹt như một con dao/Gây nhiều vết thương cho bạn hữu" (Về một người), Văn Cao trước sau vẫn định vị một sự bình thản, có chút cao ngạo từ thời trẻ.

Nhà báo, dịch giả Cao Nhị trong bài viết sau những đêm nhạc trở lại của Văn Cao năm 1988, đã ca ngợi: "Cao như núi, dài như sông. Lại có thêm thuật ngữ: dài như tiếng hát. Tiếng hát Văn Cao quả là dài, ít ra thì nó cũng dài suốt cuộc đời tôi, thế hệ chúng tôi đến nay vào tuổi 60… Cả nước quý Văn Cao, không phải chỉ vì anh là tác giả Tiến quân ca mà là "tiếng đàn muôn điệu" (chữ của nhà thơ Thế Lữ) của cả mấy thế hệ, kể cả Cách mạng Tháng 8 đến bây giờ… Ôi, một thời để sống, một thời để yêu, duy danh định nghĩa, xin gọi nó là: một thời Văn Cao".

Để đạt được tầm mức đại diện thế hệ đó, Văn Cao không dừng lại ở phạm vi người sáng tác thuần túy mà hướng tới mẫu hình một nhà nghệ sĩ tạo lập tư tưởng, luôn thôi thúc khai phá. Ông từng tuyên ngôn từ góc độ người làm thơ: "Phải đi tìm những tư tưởng […] trong thực tế ở những con người đang hàng ngày túi bụi xây dựng. Càng tới gần cái cuộc sống đầy mâu thuẫn đấu tranh là càng như đi gần lại một kho thuốc nổ. Nhưng cũng có người can đảm biết làm nổ để mở đường".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap