Lần đầu sang Singapore năm 2006 theo diện cử đi công tác của tập đoàn,ọctiếngAnhnămnhưngđồngnghiệpPhilipinesnghĩmớihọccóthánumber one khi mới bước chân sang đất nước bạn, tôi phải nhẩm lại các câu đơn giản như: "How much is it?", "I want to..." hay "I would like...". Những câu có thể nói là cơ bản nhất cho học sinh tiểu học bắt đầu tiếp xúc với tiếng Anh.
Một lần, tôi đi mua một lon Cocacola, tôi nói với cậu bé bán hàng là muốn mua một lon "Cocacola" nhưng cậu bé người Singapore không hiểu. Hỏi đi hỏi lại thì bố cậu bé nói vọng ra là Coke.
Một lần khác, chúng tôi lại được cử đi đào tạo tại Singapore. Đi cùng tôi là một cậu đồng nghiệp lần đầu đi nước ngoài giống tôi ngày xưa. Sang tới nơi, tôi nói: "Em cứ chịu khó giao tiếp cho quen". Trước khi lên taxi, tôi nói: Em lên taxi thì nói thế này nhé...
Khi lên taxi, cậu đồng nghiệp nói với tài xế taxi câu tôi đã nói trước, đại ý là: "Tôi muốn tới khách sạn X". Tài xế hỏi lại: "Ở đây có hai khách sạn cùng tên là X, anh muốn tới khách sạn nào?" Cậu đồng nghiệp không nghe được liền hốt hoảng nói với tôi: "Anh ơi, họ nói cái gì ấy ạ!".
Một lần khác chúng tôi đi công tác tại Malaysia, khi đó học cùng cả các học viên người Philipines. Cậu học viên người Philipines và giảng viên nói chuyện với nhau rất nhiều. Họ nói nhỏ và nhanh, chúng tôi gần như không hiểu họ trao đổi với nhau những gì.
Khi đi ăn trưa cùng nhau, cậu bạn Philipines hỏi tôi: "Các bạn học tiếng Anh lâu chưa?" Chúng tôi nói: "Chúng tôi học tiếng Anh từ năm lớp 7 đến giờ, tính ra phải 15 năm rồi ấy". Cậu đó nói: "Vậy mà tôi tưởng các bạn mới học tiếng Anh ba tháng".
Các ví dụ thực tiễn của tôi ở trên để thấy việc đào tạo Tiếng Anh của chúng ta thực sự có vấn đề. Chúng tôi có thể đọc tài liệu chuyên ngành rất tốt, tiếp cận với các tài liệu chuyên sâu rất tốt nhưng khâu nghe, nói của chúng tôi thực sự là rất kém.
Khi ở Singapore, chúng tôi đi mua hàng ở một trung tâm thương mại. Tôi có hỏi chị bán hàng ở đó là người Singapore à? Chị này nói: Không, tôi là người Philipines. Khi đó tôi nghĩ: Nếu người dân Việt Nam mà nói tiếng Anh tốt thì cơ hội nghề nghiệp của chúng ta sẽ rất nhiều.
Từ thực tế trải nghiệm của bản thân, tôi xin phép đưa ra một gợi ý thay đổi cách đào tạo Tiếng Anh của Việt Nam như sau:
Đối với học sinh tiểu học:
- Mục tiêu: Khi học hết lớp 5, học sinh có thể nghe và nói được 200 câu giao tiếp đơn giản.
- Hình thức đào tạo: Học thuộc lòng, nghe băng đĩa, video tình huống, giáo viên hướng dẫn các con cách nghe và nói sao cho chuẩn.
Với cấp tiểu học, việc học tiếng Anh không cần phải học ngữ pháp mà cho các con vừa học vừa chơi, học các từ ngữ về những đồ vật xung quanh cuộc sống thường ngày, những câu nói đơn giản. Thuộc lòng, nghe, trả lời được 200 câu phổ thông ví dụ như: Tên bạn là gì? Tên tôi là... Nhà bạn ở đâu? Nhà tôi ở... Gia đình bạn có mấy người? Nhà tôi có... Sở thích của bạn là gì? Tôi thích... Bao nhiêu tiền cái tivi (quần áo...)? Nó giá... Trường học của bạn tên gì...
Chúng ta có 5 năm để các con học nghe, nói, đọc và viết lại được mà không cần học thì hiện tại hay quá khứ phức tạp. Cứ học thuộc lòng để có thể giao tiếp cơ bản.
Đối với học sinh cấp hai
- Mục tiêu: Hiểu ngữ pháp và nghe nói thành thạo 500 câu giao tiếp và đọc được sách.
- Hình thức đào tạo:
+ Lớp 6, 7: Thành thạo 500 câu nghe nói (tiểu học học 200 câu, lớp 6, 7 học thêm 300 câu).
+ Từ lớp 8, 9: Bắt đầu học ngữ pháp.
Như vậy, khi học xong lớp 9, các con có thể nghe nói thành thạo 500 câu giao tiếp, bắt đầu học ngữ pháp nên các con sẽ có thể đọc được sách tiếng Anh. Nếu các con không học lên cấp III, thì có thể giao tiếp tương đối với người nước ngoài.
Đối với học sinh cấp III
- Mục tiêu: Nghe nói viết thành thạo 1000 câu giao tiếp. Nắm vững ngữ pháp Tiếng Anh. Có thể đủ để đi xuất khẩu lao động.
- Hình thức đào tạo: Tiếp tục nghe, nói để học thêm 500 câu (cấp II đã học 500 câu) để đạt 1000 câu. Học ngữ pháp sâu như hiện nay chúng ta đang đào tạo các con.
Do các con đã có nền tảng nghe, nói từ cấp I, II, nên lên cấp III các con học sâu về ngữ pháp sẽ rất thuận lợi. Nếu các con không học tiếp mà đi lao động, với việc thành thạo 1000 câu giao tiếp cơ bản thì các con cũng có thể trao đổi được với người nước ngoài.
Với Đại học và Cao học, chúng ta sẽ đào tạo tiếng Anh chuyên ngành. Các khóa luận có thể yêu cầu trình bày bằng cả hai ngôn ngữ Anh và Việt.
Nếu chúng ta có phương pháp đào tạo đúng thì người Việt Nam chúng ta không thua kém người dân của các nước khác trên thế giới. Vấn đề ngoại ngữ của chúng ta đang là rào cản lớn nhất. Nên việc tìm ra một phương pháp đào tạo phù hợp sẽ giúp cải thiện trình độ ngoại ngữ của toàn dân.
Hoàng Minh
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.