"Đo nồng độ cồn mức 0 mới được lái xe là cực kỳ vô lý vì rất nhiều đồ ăn lên men có thể làm cho hơi thở có nồng độ cồn. Ngoài ra nếu uống rượu bia ở mức độ thấp nhưng sau đó uống thuốc giải rượu thì cũng làm cho nồng độ cồn xuống mức rất thấp,ấmngườicónồngđộcồnlámáy đóng gói đủ tỉnh táo để lái xe.
Vì vậy theo tôi nên nghiên cứu kỹ quy định này, ví dụ nồng độ cồn bao nhiêu thì đủ an toàn để lái xe. Đồng thời khuyến cáo người dân uống bao nhiêu bia, rượu và thuốc giải rượu sau bao nhiêu lâu thì có thể lái xe được. Như vậy sẽ tránh được tai nạn và ảnh hưởng sức khỏe, đồng thời phát triển kinh tế.
Theo kinh nghiệm của tôi thì một giờ sau khi uống một lon bia mà lái xe thì hoàn toàn tỉnh táo, không ảnh hưởng. Uống ba lon bia thì cần phải uống một vỉ thuốc giải rượu và ba giờ sau mới tỉnh".
Độc giả Quang Tannêu kinh nghiệm bản thân và bày tỏ đồng tình với một số thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh rằng cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là "quá nghiêm khắc và chưa phù hợp".
Theo đó, Sáng 10/11, Cơ quan thẩm tra - Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết một số ý kiến trong Ủy ban đề nghị cân nhắc nội dung này vì "quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương".
Tuy nhiên, độc giả Hà Tháinêu những lý do hoàn toàn đồng ý phương án cấm tuyệt đối việc sử dụng đồ uống có cồn khi lái xe:
"Chúng ta không thể so sánh quy định trong nước với một số quốc gia khác trên thế giới được. Lý do như sau:
Thứ nhất, ý thức cá nhân của nhiều người khi tham gia giao thông còn kém, nếu so sánh mặt bằng chung với các nước phát triển thì chúng ta chưa bằng, vậy thì chưa thể đưa ra quy định việc được sử dụng một tỷ lệ cồn nhất định khi lái xe.
Thứ hai, Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng rượu bia rất lớn (thứ hai Đông Nam Á, thứ ba châu Á), chỉ cần có một chút nới lỏng trong quy định, rất nhiều người sẽ lợi dụng "kẽ hở" này để uống hoặc mời, ép người khác uống với lý do "uống một tý không sao đâu".
Thứ ba, cần đưa tiêu chí an toàn lên hàng đầu, có thể nhiều người khó chịu vì bị cấm cản không được uống do phải cầm lái (mà theo tôi số đông những người phản đối quy định trong Luật là những người trong số này). Cái gì phù hợp lòng dân (số đông) thì chúng ta nên làm và kiên quyết phải làm".
Hữu Nghịtổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.